5. Cỏ – Người bạn đồng hành

NGƯỜI “BẠN ĐỒNG HÀNH” MÀ TRƯỚC GIỜ TA VẪN NGHĨ LÀ KẺ ĐỊCH VÀ TÌM CÁCH TIÊU DIỆT
——————————————————————–

Nhiều nhà vườn đã nghĩ việc chăm chút cho mãnh vườn của mình là dọn dẹp làm sao cho sạch bóng cỏ, để mãnh vườn trông đẹp mắt và thoáng đãng hơn. Kể cả việc sử dụng thuốc diệt cỏ.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cỏ trong vườn sầu riêng là hoàn toàn không nên:
– Lá sầu riêng rất dễ mẫn cảm với thuốc cỏ. Nếu phun không cẩn thận hơi thuốc cũng sẽ làm cháy lá sầu riêng.
– Lạm dụng nhiều thuốc cỏ làm chết hệ vi sinh vật trong đất, đất ngày thêm cằn cõi, bạc màu.

Trong khi đó, có những vườn trồng theo hướng “dưỡng cỏ”, không tiêu diệt mà trái lại còn “nuôi cỏ” để che phũ mãnh vườn của mình. Vừa đỡ công làm cỏ, tiết kiệm chi phí phun xịt thuốc mà vườn cây lại khỏe. Đây là giải pháp quan trọng trong canh tác cây ăn trái bền vững.

??Tác dụng của việc để cỏ, hay đúng hơn là “quản lý cỏ” trong vườn sầu riêng cũng như trong những vườn cây ăn trái khác:

1️⃣ Hệ rễ cỏ giữ đất tơi xốp, thông thoáng, giàu oxi. Đây là nơi trú ẩn và phát triển của hệ vi sinh vật thiên địch.
2️⃣ Hệ sinh thái côn trùng như giun, dế phát triển, ngày đêm “cày xới, chế biến lá mục” làm cho đất thêm tơi xốp, giàu dinh dưỡng, cải tạo độ phì của đất.
3️⃣ Cỏ bổ sung nguồn hữu cơ tuyệt vời cho đất. Bón ít phân những cây vẫn xanh tốt khỏe mạnh.
4️⃣ Giúp đất thoát nước nhanh, tránh ngập úng vào mùa mưa, tránh tình trạng đất bị nén chặt hay xói mòn khi mưa nhiều. Và giữ ẩm độ đất vào mùa nắng khô hạn.
5️⃣ Tiết kiệm chi phí mua thuốc, công phun xịt.

???Những loại cỏ có thể “nuôi” trong vườn: lạc dại, rau chai…?☘️. Tuy nhiên, phần cỏ trong gốc (phạm vi bán kinh 10 cm) cần dọn sạch để tránh nấm bệnh phát triển và tấn công.

About

Trả lời

error: Content is protected !!