15. CHẶN ĐỌT – HÃM ĐỌT Khi Cây Sầu Riêng Có Bông – Trái Non

Suốt thời gian qua, vấn đề nhà vườn Tây Nguyên quan tâm nhất là Cách Chặn Đọt – Hãm Đọt để sầu riêng không rụng trái làm giảm năng suất.

Nhiều nhà vườn áp dụng nhiều biện pháp Chặn Đọt – Hãm Đọt nhưng vườn Sầu Riêng vẫn bị thất thu, trái rụng hàng loạt, nhiều nhà vườn lại trắng tay rồi đổ lỗi tại trời mưa nhiều, thuốc không tốt ?

Chặn Đọt – Hãm Đọt ” nên hay không nên”

1. Việc siết nước: Cây ra bông cần siết nước là đúng nhưng chưa đủ, cây cần khô hạn 1 thời gian để ra mắt cua nhưng sau khi ra mắt cua thì cây cần nước.

Lúc này, nhà vườn phải cung cấp đủ nước cho cây để cây phát triển không nên để cây bị khô hạn trong giai đoạn ra mắt cua.

Cách tưới: sau khi cây ra mắt cua 7-10 ngày thì tưới nước, tưới nhẹ và tăng dần.

2. Việc bón phân: Cây đang ra bông – ra trái giống nhà vườn, cần bổ sung dinh dưỡng cho cây từ từ, vừa đủ và đúng chất thì bông khoẻ, to, mập, không rụng và trái đẹp.

Cách bón: 1 kg NPK ba số (15-15-15, 16-16-16…) / gốc 10 năm tuổi / 15 ngày mới gọi là tạm đủ.

3. Việc giai đoạn có bông – xổ nhuỵ – trái non mà cây đi đọt: Chuyện sinh lý bình thường của cây vì cây muốn có dinh dưỡng nuôi trái thì cần thêm lá nên phải ra đọt.

TỔNG KẾT:

– Khi nhà vườn áp dụng các biện pháp như: siết nước quá mức, hạn chế bón phân và hãm đọt thì khi gặp mưa là coi như uổng phí công sức.

– Tại sao không thuận theo tự nhiên: tưới nước , bón phân, cung cấp đủ dinh dưỡng, vừa nuôi lá vừa nuôi trái.

– Kết quả cây khoẻ, trái không rụng, đồng thời sau thu hoạch 3 tháng có thể làm bông tiếp (2 năm 3 vụ).

– Tại sao ra đọt là rụng bông – trái non: do cây không đủ dinh dưỡng và sinh lý cây ưu tiên nuôi lá trước – nuôi trái sau. Chính vì vậy nhà vườn cần

– Chính vì vậy nhà vườn cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây, đủ dinh dưỡng nuôi lá và bông – trái thì cây vừa khoẻ mà trái không rụng.

About

Trả lời

error: Content is protected !!