Nhiều nhà vườn ở vùng Tây Nguyên đã phải chịu cảnh rụng trái hàng loạt, sức cây suy kiệt khi áp dụng biện pháp CHẶN ĐỌT – đi ngược lại quy trình sinh trưởng của cây.
Bởi nếu để cây đi đọt cùng lúc với xổ nhụy thì cần nguồn dinh dưỡng lớn và cây khỏe mới có thể vừa nuôi trái vừa nuôi đọt, nhưng trong thực tế thì rất khó.
Theo đặc tính sinh lí của cây, khi thiếu dinh dưỡng cây sẽ nuôi đọt trước mới đến nuôi trái. Vì thế, việc rụng trái non là điều tất yếu.
Vậy sao chúng ta không thuận theo quá trình sinh trưởng tự nhiên của cây, cho cây ra đọt bình thường, nhưng điểm mấu chốt là phải điều khiển nó.
Nhà vườn cần phải KHIỂN ĐỌT làm sao để thời điểm cây ra đọt diễn ra trước khi xổ nhụy, lá non chuyển sang già trước khi cây ra trái non, để tập trung được toàn bộ dinh dưỡng nuôi trái khỏe, chống rụng mà cây vẫn phát triển tốt.
Vậy “KHIỂN ĐỌT” như thế nào là đúng?
Theo thực tế thời điểm từ khi cây ra mắc cua đến khi xổ nhụy từ 1,5 – 2 tháng. Nhiệm vụ trong thời gian này là phải kích cho cây ra đọt nhanh chóng để đến khi xổ nhụy thì lá non đã già.
Thời điểm xử lý:
Sau khi mắt cua ra hoàn toàn ( sáng mắt cua).
“Đậu bông” đồng nghĩa “Sáng mắt cua” –> Sau khi thấy mắt cua đã sáng, chắc chắn bông đã đậu rồi thì có thể xử lý.
Kích cây ra đọt bằng cách kết hợp xử lý phun trên lá và bón dưới gốc:
+ Bón gốc và phun phân NPK có hàm lượng đạm cao
+ Tưới đủ nước cho cây
BIẾT cách khiển đọt thì việc vừa chống rụng trái non, vừa nuôi cây khỏe là chuyện dễ dàng.
Quy trình khiển đọt tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố : khí hậu, thời tiết, sức cây, tình hình thực tế ở mỗi vườn mà linh hoạt xử lý khác nhau.
Nguồn A+