Chọn giống, trồng mới và chắm sóc sầu riêng gia đoạn kiến thiết cơ bản

Sầu Riêng đang là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao trong thời gian vừa qua. Với mô hình xen canh Cà Phê & Sầu Riêng của gia đình thì bước đầu cho hiệu quả rất tốt. Nhưng cũng xin nhắc trước SR là cây trồng cực kỳ khó tính, không kén đất nhưng rất kén người. Ngoài yếu tố kỹ thuật thì người trồng cần phải siêng năng chịu khó, thường xuyên thăm vườn. Như lời của một lão nông ở Xuân Bảo: Làm SR khó lắm, phải chăm như chăm con thơ, Canh từng cơi đọt, lo từng đợt sương muối…..
Với kinh nghiệm ít ỏi, xin được chuyển đến bà con nhưng điều cơ bản, rồi trong quá trình chăm sóc bà con cần tự mày mò và đúc kết thêm kinh nghiệm cho mình.
I ) CHỌN GIỐNG:
Ở nước ta hiện nay có nhiều loại giống, mỗi giống có ưu khuyết điểm nhất định, nhưng nổi trội về chất lượng và kinh tế thì có 2 loại, Ri 6 và Mon Thoong hay còn gọi là giống Thái Lan. Bà con Tây Nguyên có giống Do Na, nhưng thật ra nó cũng là giống Thái Lan như Mon Thoong thôi.
Giống Ri6 có thời gian từ sổ nhụy cho đến thu hoạch trong khoảng 115-125 ngày. Ưu điểm chín sớm nên giá bán tương đối cao, trái tròn đều dao động từ 2-3,5 kg. Nhược điểm là hay bị nấm trái, tỉ lệ thu hồi cơm và chất lượng cơm không bằng giống Mõn Thoong, còn một nhược điểm lớn nữa là khi vô mưa đều thì Ri 6 dễ bị sượng. Vì thế khi Mon Thoong có thu thì Ri6 rớt giá thảm hại
Mon Thoong có thời gian từ sổ nhụy đến thu hoạch theo kinh nghiệm tại vườn nhà chậm hơn Ri 6 30 ngày, trái dao động từ 2,5- 4kg, tỉ lệ thu hồi và chất lượng cơm cao hơn Ri6.
Tùy vào độ cao vùng miền mà SR có quy trình ra trái chính vụ sớm hay muộn. Cụ thể Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ ra trái chính vụ cùng lúc.Tây Nguyên ra trái muộn hơn từ 1-3 tháng.
Vì trễ 1-3 tháng nên SR Mon Thoong ( dona) Tây Nguyên vô tình trở thành mùa nghịch nên năm nào cũng có giá cao hơn ĐNB & TNB khoảng 30-40%. Riêng giống Ri6 trên Tây Nguyên thì kém vì nó thu trùng với Mon Thoong của ĐNB&TNB.
Tóm lại, theo kinh nghiệm của tôi. Bà con TNB & ĐNB có thể chọn trồng 2 giống Mon Thoong và Ri6. Riêng bà con Tây Nguyên Chỉ nên trồng giống Mon Thoong (dona) thôi.
Ngày trước khi giống chưa thuần, và các loại giống có giá trị cao chưa nhiều nên bà con thường mua nhầm, hoặc các vườn ươm vì thiếu bo ( mắt ghép) nên họ hay lấy đại. Ngày nay giống đã đại trà vì thế bà con có thể iên tâm. Tuy nhiên cũng nên chọn mua những điểm cố định đừng mua từ xe bán chạy rong, vì khi có chuyện không biết họ ở đâu mà bắt đền.
II) CÁCH TRỒNG:
Theo tài liệu thì cây SR có thể trồng từ quảng trị đổ vào, độ cao khoảng 1000m trở xuống, Sr có thể phát triển trên nhiều loại đất, nếu là đất có tầng nước chân cao thì bà con đắp mô xẻ rãnh. Không nên trồng trên đất có tầng đá bàn dưới 3m.
Theo tài liệu thì SR được trồng với khoảng cách 8x12m. Nhưng qua nhiều lần đi tham quan ở Xuân Bảo Long Khánh và Tiền Giang, tôi thấy những vườn mới họ trồng với khoảng cách khá dày, 6x6m.
Vì thế theo tôi. Nếu bà con trồng độc canh SR thì nên trồng với khoảng cách 6 x 9m, nếu trồng xen canh với cà phê thì trồng 9 x 9m hoặc 9 x 12m. Những khoảng cách mà tôi vừa nêu trên cũng tương ứng với khoảng cách bà con ta trồng cà phê 3 x 3m.
SR là loại cây thân gỗ cao to nên thường bị gió quật đổ, ngày trước bà con thường đào hố thật to, thật sâu, rồi trồng rất sâu ý bà con làm thế để hạn chế đổ ngả. Qua thời gian cho thấy, cây SR khi gặp gió mạnh chỉ gãy ngang thân chứ chưa bong gốc bao giờ, dù là trồng sâu hay cạn, mà cách trồng sâu còn là nguyên nhân khiến gốc bị nghẹt tỉ lệ thối gốc cao hơn.
Lỗ bà con có thể đào 80x80x80. hoặc khoan tròn phi 80×80, phơi ải khoảng 20 ngày. Phân chuồng ủ hoai 15 kg, lân Văn Điển 1 kg, Vifusuper 5g 100g. Trộn đều các loại trên với đất canh sao đủ lấp đầy hố. Sau đó lấp hố lại bằng mặt để đó 15 ngày tiến hành xuống giống.
Trước khi đặt bầu SR ta dùng cuốc đào 1 lỗ chính giữa lỗ mà ta đã trộn phân lấp xuống, lỗ này chỉ vừa bằng bầu SR sâu khoảng 2/3 bầu, rồi nhẹ nhàng cắt bịch tránh để vỡ bầu rồi đặt xuống, tưới 1 lít thuốc đặc trị mối đã được pha tỉ lệ như trên bao bì vào bầu SR, quay mắt ghép về hướng tây bắc, lấp đất lại và vun đất chung quanh vô gốc SR sao cho cao hơn mặt bầu 5cm, như thế sẽ có phần gốc đắp mô như mu rùa. dùng 1 thanh tre to bằng ngón tay cái dài 1m cắm xuống sát gốc SR, dùng dây nilong cột cố định gốc và phần đọt vài cọc tre đó. Cọc tre này có tác dụng hạn chế gãy đổ đọt non SR và giúp đọt luôn lên thẳng. cuối cùng dùng lưới che khoảng 30% ánh sáng cho SR non trong vùng 6 tháng.
Sẽ kèm ảnh trong CM.
III) CHĂM SÓC SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN.
Phân chuồng bón đầu mùa mưa: Bón quanh tán lá. Năm nhất 12 kg. Năm hai 14 kg. Năm ba 17 kg. Năm tư 20 kg.Bón chôn cạn ngoài tán lá.
Phân NPK 16 – 16 – 8 + TE: Bón quanh ngoài tán lá. Năm nhất, 0,5 kg chia làm 5 lần bón. Năm hai, 1kg chia làm 4 lần bón. Năm ba, 1,5 kg chia làm 4 lần bón. Năm tư, 2kg chia làm 4 lần bón.
Tưới nước: Vào mùa nắng cần tưới nước thường xuyên 3 ngày 1 lần. Nếu đất bằng thì không cần làm bồn, nếu đất dốc thì làm bồn, nhưng luôn để mô gốc cao hơn cạnh bồn. Nên lắp đặt hệ thống tưới tự động, vì rất cần thiết cho giai đoạn làm bông và chăm sóc trái sau này.
Tỉa cành tạo tán: Các cành cần tỉa bỏ. Cành mọc đứng. Cành bên trong tán. Cành ốm yếu. Cành bị sâu bệnh. Cành mọc quá gần mặt đất. Cắt bỏ đọt yếu nếu cây lên 2 đọt.
Giữ lại các cành: Cành mọc ngang. Cành khoẻ mạnh. Cành ở độ cao hợp lý. Nói chung công tác tỉa cành cần tiến hành sớm để khỏi lãng phí dinh dưỡng, cây có tán cân đối và khi cây lớn cành mang trái cách mặt đất thấp nhất 1m. Khi cây lớn phải tỉa bỏ tất cả các cành bên trong tán, đảm bảo tán cây thông thoáng, sạch sâu bệnh. Ngoài ra chúng ta còn có thể tỉa ngắn lại cành bên ngoài tán cây giúp vườn thông thoáng và cây nhận nhiều ánh sáng giúp cây khoẻ mạnh, trái có chất lượng cao…
Mỗi cơi đọt ( đọt non) thường bị rầy phấn trắng, rầy nâu, sâu ăn lá. Các loại nấm. Thán thư, Rhizoctonia solani tấn công. Vì thế mỗi cơi đọt cần phun thuốc sâu cộng thuốc nấm 2-3 lần để phòng trừ.
Source: Đỗ Trường Sơn – Hội sầu riêng Việt Nam

About

Trả lời

error: Content is protected !!